5 Rào cản tâm lý cần khắc phục nếu muốn khởi nghiệp
Sang năm mới, mang trong mình nhiệt huyết của tuổi trẻ, bạn ấp ủ mơ ước tự tay gầy dựng sự nghiệp thay vì phải đi làm công ăn lương như bao người khác. Nhưng trước khi khởi nghiệp bạn đã biết mình cần chuẩn bị những điều gì chưa? Thách thức lớn nhất không phải là những thứ bên ngoài như vốn, công nghệ, nhân lực… mà bắt nguồn từ nội tại – sự sự hãi, nghi ngờ và stress. Theo doanh nhân và chuyên gia tài chính Ramit Sethi, khoảng 95% rào cản thành công bắt nguồn từ những yếu tố tâm lý.
Vì thế, bạn phải vượt qua một số rào cản tâm lý đáng gờm để xây dựng một doanh nghiệp thành công. Đó là những rào cản nào? Dưới đây sẽ là câu trả lời.
1. Tôi không phải là một doanh nhân thực sự
Nếu bạn nghĩ rằng bạn không phải là một doanh nhân thì cách tiếp cận của bạn đang có vấn đề. Đặt câu hỏi ‘Tôi có phải là một doanh nhân không’ sẽ vô tình loại trừ bạn ngay cả khi bạn chưa bắt đầu. Muốn bắt đầu đúng, bạn nên đặt vấn đề theo hướng: tôi muốn mở một doanh nghiệp, tôi muốn bán cái gì đó, làm cái gì đó, tôi muốn phát minh, sáng tạo, ước mơ và phát triển… Một khi muốn khởi nghiệp thì chính bản thân bạn phải nghĩ rằng bạn sẽ là một doanh nhân đích thực.
2. Tôi sẽ không thành công
Nếu nhìn vào con số thống kê sự thành bại của các doanh nghiệp mới, bạn sẽ ‘tá hỏa’ và muốn đầu hàng ngay lập tức. Không thể liệt kê hết được những con số đó nhưng dưới đây là một số ví dụ điển hình:
• Trong chương trình hỗ trợ khởi nghiệp nổi tiếng Y Combinator, số doanh nghiệp thất bại lên tới 93%
• Trong suốt quá trình tồn tại của một doanh nghiệp nhỏ, 60% là hòa vốn hoặc thậm chí phá sản.
• 51% doanh nghiệp mới bị ‘sập tiệm’ trong vòng 5 năm.
• 80% của doanh nhân thất bại trong vòng 18 tháng làm kinh doanh.
Đứng trước những con số giật mình này thì doanh nhân phải làm gì? Họ có 2 lựa chọn:
1. Tin rằng mình sẽ thất bại
2. Chiến đấu với thất bại
Nếu bạn muốn kéo doanh nghiệp của mình xuống bùn và làm cho nó không bao giờ ngóc đầu lên được, hãy chọn phương án 1. Còn nếu không, hãy thay đổi suy nghĩ của mình.

3. Tôi không đáng giá đến mức đó
Các doanh nghiệp thường bán rẻ mình bởi vì họ đánh giá quá thấp giá trị bản thân. Những doanh nhân hình mẫu điển hình – năng nổ, tháo vát, thông minh và mạnh mẽ – thường không quá ham danh vọng hay giàu sang. Nhưng để xây dựng một doanh nghiệp thành công, các doanh nhân cần phải có động lực kinh doanh nào đó.
Đừng sợ là mình tham lam quá. Có thể bạn đi đầu trong việc bán sản phẩm chi phí thấp hoặc miễn phí cho tất cả mọi người. Nhưng bạn cũng phải hiểu rằng bạn có quyền nâng giá sản phẩm, tạo ra lợi nhuận, phát triển doanh nghiệp và thành công về lâu dài.
4. Tôi không phải là người bán hàng

“Làm kinh doanh thì có đến 80% là marketing và bán hàng” hoặc “Khả năng bán hàng là mấu chốt thành công của bất kỳ doanh nhân và doanh nghiệp trẻ nào và phớt lờ điều này sẽ đẩy doanh nhân vào tình thế nguy hiểm”. Do đó, doanh nhân và người bán hàng là 2 thuật ngữ gần như đồng nghĩa.
Bạn không nhất thiết phải là một người bán hàng kiểu cũ để có thể thành công với tư cách là một doanh nhân. Đúng là bạn phải bán cái gì đó nhưng bạn có thể làm điều đó mà không cần làm một người bán hàng.
Vậy bạn phải làm gì nếu bạn không bán hàng?
• Luôn hăng hái: Đam mê là một trong những tài sản quý giá nhất của doanh nhân.
• Hãy là một chuyên gia: Những người làm chủ một lĩnh vực kiểu gì cũng thu được lợi nhuận từ đó. Tương tự, nếu bạn có chỗ đứng như là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của bạn, bạn sẽ chỉ có phát triển lên.
• Xây dựng thương hiệu bản thân: Nếu bạn muốn xây dựng doanh nghiệp của bạn, hãy xây dựng thương hiệu bản thân trước. Đó là một trong những cách nhanh nhất để đạt được sự tăng trưởng mà không phải bán hàng có chủ đích.
• Hợp tác làm ăn: Doanh nhân thành công không ‘chơi’ solo. Nếu bạn không phải là dân bán hàng, hãy tìm một đối tác có thể làm công việc không mấy thanh tao đó cho bạn.
5. Tôi không phải là một người giỏi lãnh đạo
Thuật ngữ “người lãnh đạo” khó định nghĩa đến mức gần như vô dụng.
Thế nhưng nó lại gieo rắc nỗi sợ hãi cho một số doanh nhân, khiến họ không dám theo đuổi niềm đam mê kinh doanh của họ. Để khắc phục chướng ngại tinh thần này, người doanh nhân nên gạt bỏ cụm từ ‘khả năng lãnh đạo’ mơ hồ này ra khỏi tâm trí họ và thay nó bằng hình ảnh ẩn dụ ‘cuộc phiêu lưu’.
Bước vào kinh doanh là bạn bước vào một cuộc phiêu lưu. Sẽ có nhiều người khác tham gia vào cuộc phiêu lưu đó với bạn. Nếu ai đó muốn nhận cái chức danh ‘lãnh đạo’, ‘giám đốc điều hành’ hay ‘nhà quản lý’ thì cũng chẳng sao. Chỉ bạn cần nhớ rằng đó là ‘cuộc phiêu lưu’ và rằng bạn đang làm mọi người hăng hái tham gia cuộc phiêu lưu đó chứ không phải một mình dẫn dắt hay kiểm soát họ.
Dù bạn nghĩ rằng mình là một nhà lãnh đạo tốt hay không thì điều đó cũng chả gây hại gì. Quan trọng là bạn phải có khả năng để xây dựng một doanh nghiệp, thế thôi.
Kết luận:
Chúng ta có nên khuyên mọi người bắt tay vào kinh doanh không? Câu trả lời vẫn là không nhưng chúng tôi muốn bổ sung thêm một ý. Đó là nhiều người rất nên và có thừa khả năng để khởi nghiệp kinh doanh. Chỉ có điều rào cản tâm lý của họ quá lớn để họ có thể vượt qua được.
Còn bạn, nếu bạn muốn tạo dựng cái gì đó, hãy mạnh dạn lên. Gạt những băn khoăn, lo lắng sang một bên.
Về Thitruongsi.com
Thị Trường Sỉ (TTS) là nền tảng giúp kết nối người mua sỉ với người bán sỉ (bán buôn). Với hơn 1 triệu thành viên tham gia, Thị Trường Sỉ là chợ mua bán sỉ có nguồn hàng lớn nhất Việt Nam. Với hàng trăm ngàn sản phẩm mua bán sỉ từ những nhà cung cấp, nhà phân phối, xưởng may, đại lý lớn với đầy đủ các loại hàng hóa. Bạn không cần phải đến những chợ đầu mối như Chợ Lớn, Chợ Tân Bình, Chợ Kim Biên, Chợ An Đông khu vực Tp. Hồ Chí Minh hay chợ Ninh Hiệp, chợ Đồng Xuân, hàng Ngang, hàng Đào khu vực Hà Nội vì tất cả tiểu thương ở các chợ này đều tham gia mua bán sỉ - bán buôn trên Thitruongsi.com.
Bạn là nhà cung cấp?
Bắt đầu tiếp cận hàng triệu khách hàng là nhà bán lẻ, đại lý, cộng tác viên trên toàn quốc. Tham gia bán sỉ trên Thitruongsi.com ngay.