Bán sỉ Thị trường

Chợ Lớn tạm ngưng hoạt động nên bán hàng ở đâu?

14/11/2016

author:

Chợ Lớn tạm ngưng hoạt động nên bán hàng ở đâu?

Ngày 10/11, chợ Bình Tây hay còn gọi là Chợ Lớn (quận 6, TP. HCM) đã chính thức tạm đóng cửa, ngưng mọi hoạt động buôn bán để sửa chữa vì đã xuống cấp nghiêm trọng. Việc di chuyển hàng hóa của tiểu thương từ chợ Bình Tây sang chợ tạm trên đường Tháp Mười (Q.6, TP.HCM) gần hoàn tất tuy nhiên theo thông tin chúng tôi tổng hợp được chợ tạm có nhiều bất cập, khiến các tiểu thương lo lắng khôn cùng…

Chợ tạm chật hẹp, khó trưng bày sản phẩm

Việc đóng cửa chợ Bình Tây để sửa chữa nhằm vào thời điểm cận Tết (cách 2 tháng) khiến nhiều tiểu thương buồn rầu và lo lắng hơn.

Đang ngồi sắp xếp đống quần áo với vẻ mặt buồn rầu, cô Tú Linh (chủ sạp quần áo trẻ em) chia sẻ: “Hiện giờ tôi và gia đình cũng không biết buôn bán như thế nào nữa, cuối năm mà phải di chuyển sang chợ tạm thì chắc sẽ bị ảnh thưởng nhiều rồi. Sạp tại chợ tạm chỉ 1,25 m2 thì quá nhỏ nên không thể trưng bày hàng hóa được. Giờ là lúc cao điểm mua sắm, mẫu mã về cũng không thể trưng bày ra để bán”.

cho lon dong cua ban hang o dau 1

Cô Tú Linh lo lắng vì cận Tết mà phải di dời sang chợ tạm sẽ khó bán hàng trong thời điểm này.

Theo cô Linh, hiện tại hàng quần áo trẻ em cũng bị tồn quá nhiều rồi mà giờ lại di chuyển sang chợ tạm với không gian chật hẹp thì việc kinh doanh phải phó mặc cho số phận, tới đâu hay tới đó.

cho lon dong cua ban hang o dau 2

Người thân của cô Linh vận chuyển số quần áo về nhà vì sạp tại chợ tạm quá nhỏ, không đủ chỗ chứa.

Giải pháp trước mắt của các tiểu thương trước tình hình không gian trưng sạp tạm chật hẹp là giảm các mặt hàng, chỉ bán những loại khách thường hay có nhu cầu mua nhiều.

Mặt bằng xáo trộn, đánh mất mối quen

Dọn sang chợ tạm, mặt bằng kinh doanh bị xáo trộn, việc các tiểu thương đánh mất mối quen là điều không thể tránh khỏi. Nhất là khi số lượng người mua từ các tỉnh đổ về Chợ Lớn từ trước rất đông, di dời sạp hàng sẽ khiến họ nản lòng tìm kiếm mối lấy sỉ quen thuộc.

Chú Thành (chủ sạp quần áo may sẵn cạnh sạp cô Linh) cho biết, thời điểm khoảng 2 tháng nữa là đến Tết, lượng hàng hóa tập kết về nhiều mà thời gian để làm quen với chợ tạm thì không thể một sớm một chiều được.

“Đáng ra phải chọn thời điểm sau Tết để sửa chữa chợ Bình Tây thì hay hơn, ra giêng hàng hóa không còn nhiều nữa, không mất thời gian di dời. Còn bây giờ di dời thì tốn nhiều khoản kinh phí lắm. Chưa kể sang chợ tạm không biết có buôn bán được không”, chú Thành chia sẻ và cho biết thêm vì sạp quần áo của chú có nhiều mối quen nên cũng chưa lo lắng đến chuyện mất mối khi chuyển sang chợ tạm.

cho lon dong cua ban hang o dau 3

Chú Thành buồn bã sợ mất mối quen.

Còn anh Nam (chủ sạp bách hóa, mỹ phẩm) chia sẻ: “Bây giờ qua chợ tạm chắc tầm 1 tháng mới quen được buôn bán. Hiện tại vì hàng còn nhiều nên tôi còn chưa vận chuyển hết được. Thời điểm này mà đóng cửa chợ để sửa chữa thì gây nhiều khó khăn cho các tiểu thương lắm, cuối năm bao nhiêu thứ phải lo từ hàng hóa đến mối bạn hàng, có thể năm nay việc buôn bán thất thu rồi”.

Chi phí phát sinh đắt đỏ làm sụt giảm doanh thu.

Đây là bất cập lớn nhất mà các tiểu thương lo ngại. Mỗi sạp ở chợ tạm có diện tích khá bé, chỉ khoảng 1,5m x 2m với giá thuê trên dưới 10 triệu đồng/tháng. Chưa kể không có chỗ trữ hàng và trưng bày mẫu mã, tiểu thương phải thuê kho của những hộ dân xung quanh chợ tạm với giá từ 5-6 triệu đồng/tháng cho diện tích 2m x 2m (tương đương 4m vuông). Nếu thuê những hộ sát mặt tiền thì số tiền thuê còn “dội” hơn nữa.

Trước tình hình đó, nếu muốn đảm bảo lợi nhuận buộc lòng các chủ sạp phải tăng giá hàng hóa nhưng nếu tăng giá thì sẽ mất khách.

cho lon dong cua ban hang o dau 4

Không gian trưng bày hạn chế của một sạp tạm.

cho lon dong cua ban hang o dau 5

Diện tích chợ tạm rất nhỏ nên người bán, người mua phải chen lấn nhau.

“Chợ tạm chật và nóng, rất khó cho cả người bán và người mua” – anh Huy, quầy giày dép chia sẻ.

Theo anh Huy, khách đi mua sắm vừa đi vừa ngắm, mát mẻ, dễ chịu họ mới tiện mua hàng. Trong khi hầu hết quầy sạp tại chợ Bình Tây bán sỉ là chính nên việc đóng hàng đi các tỉnh diễn ra hàng ngày, giờ.

“Sang chợ mới, chỗ đóng hàng không có, cũng không có kho hàng, chưa biết tính toán sao” – anh Huy băn khoăn.

Không phải chợ tạm Bình Tây thì tiểu thương nên bán ở đâu?

ThiTruongSi.com – Chợ Sỉ Online Số 1 Việt Nam, nơi đây sẽ giúp các tiểu thương:

_ Tạo gian hàng và đăng bán tất cả sản phẩm hiện có, xóa bỏ nỗi lo về nơi trưng bày nhỏ hẹp.

_ Giữ chân khách quen hiện tại bằng sạp Online, người mua không cần tất tả tìm sạp mới.

_ Trải nghiệm cảm giác mua bán “dễ chịu”, giảm bớt gánh nặng chi phí.

Để hiểu rõ thông tin chi tiết về, mời bạn xem tại đây. Hot line 1900 6074 – 0932 137 889.

Về Thitruongsi.com

Thị Trường Sỉ là nền tảng giúp kết nối người mua sỉ với người bán sỉ (bán buôn). Với hơn 900,000 thành viên tham gia, Thị Trường Sỉ là chợ mua bán sỉ có nguồn hàng lớn nhất Việt Nam. Với hàng trăm ngàn sản phẩm mua bán sỉ từ những nhà cung cấp, nhà phân phối, xưởng may, đại lý lớn với đầy đủ các loại hàng hóa. Bạn không cần phải đến những chợ đầu mối như Chợ Lớn, Chợ Tân Bình, Chợ Kim Biên, Chợ An Đông khu vực Tp. Hồ Chí Minh hay chợ Ninh Hiệp, chợ Đồng Xuân, hàng Ngang, hàng Đào khu vực Hà Nội vì tất cả tiểu thương ở các chợ này đều tham gia mua bán sỉ - bán buôn trên Thitruongsi.com.

Bạn là nhà cung cấp?

Bắt đầu tiếp cận hàng triệu khách hàng là nhà bán lẻ, đại lý, cộng tác viên trên toàn quốc. Tham gia bán sỉ trên Thitruongsi.com ngay.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.