- Sản phẩm: nước cất 1 lần
- Sản xuất: tại Việt nam
- Quy cách: can trắng 30 lít/can
Nước cất là nước tinh khiết được tạo ra bằng cách đun sôi, dựa trên nguyên lý độ sôi và sự bốc hơi của nước ta thu được phần nước ngưng tụ. Vì thế nước cất luôn đảm bảo không chứa bất cứ tạp chất nào.
Muốn thu được nước tinh khiết, trước khi thực hiện cần làm sạch hết các vật dụng, thiết bị chưng cất. Phương pháp chưng cất nước có thể thực hiện tại nhà bằng cách đun sôi nước và ngưng tụ trong phễu lạnh.
Hình 1: Nước cất là nước tinh khiết và không chứa tạp chất
Về bản chất nước cất là nước tinh khiết nên đều có công thức hóa học là H2O. Theo đó cứ 2 nguyên tử Hydro sẽ kết hợp với 1 nguyên tử Oxi tạo thành một phân tử nước.
· Nước cất không màu, ở trạng thái lỏng, không mùi, không vị.
· Nước sôi ở 100 độ C hóa hóa rắn ở 0 độ C.
· Nước cất dẫn nhiệt tốt, tuy nhiên nó lại không dẫn điện bởi thành phần không có muối tan.
· Tác dụng với kim loại: tạo thành dung dịch bazơ với phương trình H2O + Kim loại → Bazơ + H2↑
· Tác dụng với Oxit Bazơ: tạo thành dung dịch bazơ với phương trình H2O + Oxit bazơ→ Bazơ
· Tác dụng với Oxit Axit: tạo thành axit tương ứng với phương trình H2O + Oxit Axit -> dung dịch Axit
Hình 2: Nước cất ở trạng thái lỏng không màu không vị
Dựa vào số lần chưng cất mà nước cất được chia thành 3 loại sau:
· Nước cất 1 lần: chỉ chưng cất nước trong 1 lần
· Nước cất 2 lần: nước cất thu được sau khi chưng 1 lần tiếp tục đem đi chưng cất lần 2, đồng nghĩa độ tinh khiết của nước sẽ cao hơn.
· Nước cất 3 lần: nước thu được sau chưng cất 2 lần đem chưng cất tiếp lần 3, dĩ nhiên độ tinh khiết phải cao hơn so với 2 lần đầu.