Ảnh hưởng của nước phèn trên ao nuôi tôm :
- Nước bị nhiễm phèn làm giảm khả năng gắn kết giữa oxy và hợp chất Hb (Hemoglobin) trong máu tôm. Để tồn tại được, tôm phải tăng tần suất hô hấp, dẫn đến tiêu hao nhiều năng lượng, giảm sự sinh trưởng của tôm. Hợp chất phèn lơ lửng trong nước sẽ bám vào mang, cản trở quá trình hô hấp của tôm, đặc biệt khi tôm còn nhỏ.
- Khi ao bị nhiễm phèn, pH hạ thấp, hàm lượng khí độc trong nước sẽ độc hơn, ức chế quá trình hô hấp của tôm; mặt khác, các nguyên tố sắt và nhôm sẽ kết hợp với phốt pho (lân) tạo thành một hợp chất khó tan, giảm nguồn dinh dưỡng trong nước, làm cho ao khó gây màu.
- Đối với ao nuôi bị nhiễm phèn khi nuôi, tôm thường khó lột xác hoặc lột xác bị dính vỏ nhiều (giai đoạn 1 – 2 tháng), tỷ lệ phân đàn và hao hụt lớn. Do vậy không nên thả tôm mật độ dày, chỉ thả mật độ 15 – 20 con/m2 (tôm sú) và 40 – 60 con/m2 (tôm thẻ chân trắng) để hạn chế ảnh hưởng đến tôm khi xử lý môi trường.
- Sắt là thành phần không thể thiếu của chúng trong các ao nuôi hoặc bể cá cảnh có thực vật thủy sinh.
- Khi thực vật thủy sinh chuyển màu vàng úa là biểu hiện của tình trạng thiếu sắt. Vì vậy cần kiểm tra hàm lượng sắt trong nước nhằm phát hiện kịp thời và bổ sung sắt đầy đủ cho cây trồng.
- Để kiểm soát hàm lượng sắt trong ao nuôi dễ dàng hơn, Song Long xin giới thiệu đến quý khách bộ test fe của hãng JBL sản xuất tại Đức, là dụng cụ kiểm tra hàm lượng sắt trong môi trường nước như ao nuôi thủy sản, hồ thủy sinh, bể cá cảnh...
Hướng dẫn sử dụng test phèn (Fe):
- Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thoáng mát và để xa tầm tay trẻ em.
Hộp test Fe cung cấp bao gồm:
– 01 chai thuốc thử Fe.
– 01 xi lanh.
– 02 ống nghiệm chia vạch.
– Hướng dẫn sử dụng.
– Hộp đựng.